GIỮ LẤY MỘT NGƯỜI LÀ GIỮ LẤY MỘT CHỐN Ở

Dọn đến nhà mới đã hơn tuần, mới phát hiện đồ choc him ăn của con gái vẫn để ở ngoài vườn ngôi nhà cũ.

Chủ nhà mới của ngôi nhà cũ chúng tôi đã dọn vào đó ở, lẽ ra thôi thì để lại cho họ, nhưng tôi lại không thể thờ ơ khi con gái cứ giục đi lấy lại, đành phải gọi điện thoại cho chủ nhà mới để hỏi ý kiến họ.

Đối phương nói ngay rằng: “Anh đến lúc nào cũng được. Nếu chúng tôi không có nhà, anh cứ việc vào vườn nhà tôi mà lấy.”

Thế là hôm sau tôi liền đi ngay. Tôi bấm chuông, không có tiếng đáp lại, bèn một mình đi vào trong sân.

“Đường đi lối lại quen quá chừng, cảm giác gần gũi biết bao.”

Cách đây mười hôm, tôi còn chăm bón những cây hoa ngọn cỏ trong vườn này, nhưng nay chúng đã thuộc về người khác rồi.

Hôm dọn nhà, thật là ngổn ngang bừa bãi, bởi vì tôi phải đi theo xe của công ty chuyển nhà, phải đến nhà mới trước để “chỉ huy”, chờ đến khi chuyển dọn xong, bà xã đến thì trời đã tối, cho nên không quay lại nhà cũ nữa.

Tiếp theo lại đến Phòng Luật sư để ký hợp đồng sang tên, mọi người nói cười vui vẻ, không hề có cảm giác là bán cửa gì cả.

Cho mãi đến phút giây này, một mình tôi, bước vào khu vườn đã không còn thuộc về của mình nữa, trong lòng bỗng trào lên một nỗi bâng khuâng, hết sức thương cảm. Từng sống tại ngôi nhà cũ này đã 10 năm ròng, từ tuổi 40 đến tuổi 50, cũng tức là giai đoạn chiến đấu cho đến giai đọn ở tuổi “tri thiên mệnh”.

Trong khu vườn này, có “một mảng” hoa mẫu đơn tôi chăm bón khi chúng mới chỉ có “một gốc”; cũng có những gốc thiên trúc tôi đã sái cả lưng mới chăm sóc cho chúng mọc cao lên được. Mùa tuyết rơi năm nay, những quả thiên trúc màu đỏ rụng xuống thảm tuyết trắng tinh trông sao mà tươi thắm đến thế, chốn ở mà tôi quen thuộc, tôi yêu sâu sắc, đã đổi chủ mất rồi.

Vào đến giữa bồn hoa dưới bóng râm, tôi bỗng có một cảm giác, cứ ngỡ ngôi nhà này như người vợ đã ly hôn của mình, đang nép mình vào trong vòng tay của một người đàn ông khác vậy.

Nhớ lại cách đay hơn 20 năm, tôi dạy vẽ tranh mục Nho cho con trai của ông Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, một hôm tôi nói với giọng them muốn rằng: “Làm con của quan chức ngoại giao thích thật, em đã đặt chân đến bao nhiêu quốc gia rồi?”

Thằng bé đếm một lô tên các quốc gia, song nó nhúng vai nói: “Cũng thích, mà cũng không thích. Lúc nào cũng phải nghĩ đến việc di chuyển chỗ ở. Sauk hi dọn đi nơi khác vừa mới thành chốn ở của mình rồi, thì lại phải chuẩn bị đóng hành lý, di chuyển đến một nơi khác mới lạ. Chuyển đi chuyển lại, tuy cha em là đại sứ nước Mỹ, nhưng em lại quên tất cả bộ mặt của nước Mỹ rồi.”

Tôi cũng nghĩ đến dì ba của mình, chồng dì nhậm chức tại Ngân hàng Công thương Hà Lan, từng di chuyển khắp nơi, từ Hà Lan đến Hồng Kông, từ Hồng Kông đi Bắc Kinh, rồi lại điều về Hà Lan, rồi lại bị cử đi Singapo.

Trong 10 năm sau khi lấy chồng, không biết dì đã chuyển bao nhiêu lần chỗ ở rồi, thảo nào mà khi ở Bắc Kinh, dì chỉ vào đồ gia dụng nói: “Dì không thể mua sắm những đồ quá nặng đâu, bởi vì cứ luôn phải tính đến việc di chuyển chỗ ở.”

“Ở đâu âu đấy”. Buổi tối, tôi nói với vợ rằng: “Thực ra đến nay vẫn cứ như vậy, em xem nhé, bà chị ở gần nhà mình có ông chồng phải điều đi thành phố nhỏ ở Miền Nam, thế là chị ta đột nhiên biến mất khỏi cộng đồng người Hoa, vội vã đóng hành lý, chuyển chỗ ở, khi nhận được tấm thiệp chúc mừng Năm mới của chị ấy, thì chị đã có mặt tại sa mạc rồi.” Tiếp theo, tôi nghĩ đến con gái, sau này nó lớn lên, đi lấy chồng, thể nào cũng phải đi theo chông, chẳng phải cứ nói hễ đi là đi hay sao? Thế là bèn thở dài: “Ôi dà, mong sao con gái sẽ lấy một đức ông chồng có thể ở gần nhà mình, đừng có mà điều đi đây đi đó, để rồi điều cả con gái phải rời xa hai vợ chồng mình.”

Vợ tôi mỉm cười: “Có cách gì nào? Hồi anh còn ở Đài Loan, đang làm việc cho Công ty truyền hình tốt biết mấy, nhưng rồi chẳng phải là hễ nói đi là đi ngay đấy sao? Rồi em cũng theo anh đến New York, con trai và mẹ cũng đến, cuối cùng thì ngay cả ba mẹ em cũng theo vợ chồng chúng mình đến đây để chung sống với nhau.”

Chẳng phải như vậy hay sao? Căn nhà của bố mẹ vợ tôi ở Đài Loan bỏ trống, nhưng lại theo chúng tôi đến đây để sớm chiều có nhau, hai cụ không giữ lấy căn nhà riêng của mình, nhưng lại coi nhà của con gái con rễ là chốn ở của mình.

Vậy chốn ở là gì thế nhỉ?

Bông tôi nghĩ thông rồi. Mọi người thường nói: “Nơi đặt cõi lòng quê ta”, thực ra cũng có thể nói, “nơi đặt cõi lòng là nhà ta”. Cho dù tôi có ngôi nhà sang trọng, trong đó chứa đầy những thứ mà tôi đã sưu tầm suốt nửa đời người, nếu như có một ngày, con cái tôi phải đi xa, tôi sẽ không yên lòng, không biết chừng tôi sẽ rời bỏ ngôi nhà đó, rồi đi xa ngàn dặm để đuổi lấy chúng, giữ lấy con cháu ở bên mình.

Lý lẽ cũng như vậy thôi, chốn ở có hình thù là gì nhỉ? Chốn ở đó cho dù tốt thế nào đi nữa, cũng không tốt bằng “người đó”. Nếu như một nửa đó của tôi bắt buộc phải di chuyển đến nơi xa xôi vì nguyên nhân công tác hay vì nguyên nhân sức khỏe, thì tất nhiên là tôi sẽ đi theo không hề có chút chần chừ do dự.

Thế là, cõi lòng tôi trở nên cởi mở, thoáng đạt hẳn lên – thì ra trên cõi đời này căn nhà thực sự của mình chính là chốn ở của người chồng hay người vợ của mình. Giữ lấy một người, chính là giữ lấy một chốn ở.

 Lưu Dung





Related

Sách 8152995420845796794

Post a Comment

emo-but-icon

Follow Us

Hot in week

Recent

Comments

Side Ads

Text Widget

Connect Us

item